Tiêu dùng “Bao Bì Xanh” thúc đẩy tìm kiếm giải pháp bền vững trong sản xuất

  05/11/2024

Nhu cầu sử dụng “bao bì xanh” ngày càng gia tăng đang thúc đẩy các nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và công nghệ tiên tiến để tạo ra bao bì an toàn, đa chức năng. Mối lo ngại về các hóa chất độc hại như PFAS và BPA thúc đẩy nghiên cứu các giải pháp xanh thay thế, bao gồm nhựa sinh học có khả năng phân hủy sinh học.


Nhu cầu sử dụng bao bì bền vững đang gia tăng, đòi hỏi các đơn vị sản xuất tập trung vào tìm kiếm các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế. Xu hướng này cũng thúc đẩy việc áp dụng công nghệ để phát triển bao bì thông minh, đa chức năng. Các vật liệu sản xuất bao bì hiện nay không chỉ đòi hỏi phải đảm bảo bền vững mà còn phải đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm, tuân thủ quy định và tiến tới cấm các hóa chất độc hại như PFAS và toluene – những chất gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Trước thách thức này, nhiều nghiên cứu đang phát triển các giải pháp thay thế như sử dụng bộ lọc than hoạt tính để loại bỏ PFAS trong nước. Để đạt mục tiêu trung hòa rác thải vào năm 2050, sản xuất xanh và giảm thiểu phát thải là những chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm tự động hóa sản xuất, tối ưu hóa năng lượng, và đo lường hiệu suất thiết bị.

Định hướng cho ngành bao bì xanh trong tương lai

Theo các chuyên gia, bên cạnh yếu tố an toàn, bao bì xanh còn tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Bằng việc đẩy mạnh các giải pháp bền vững, ngành bao bì có thể góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt của thị trường quốc tế.

Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Ngân về nghiên cứu và phát triển bao bì, ngành in ấn và bao bì hiện thuộc nhóm ngành gây ô nhiễm cao, đối mặt với nhiều thách thức từ các quy định môi trường khắt khe. Chính phủ, khách hàng và người tiêu dùng đều yêu cầu tiêu chuẩn cao, buộc doanh nghiệp phải có giải pháp cụ thể để đảm bảo bao bì đáp ứng được các tiêu chí về an toàn và bền vững.

Ngăn chặn tác hại của hóa chất trong bao bì thực phẩm

Một nghiên cứu của Consumer Reports cho thấy 99% thực phẩm đóng gói trong siêu thị có chứa phthalate – chất làm dẻo nhựa, và 79% mẫu có chứa bisphenol A (BPA), một chất gây rối loạn nội tiết. Tờ AFP ngày 18/9/2024 dẫn lời bà Birgit Geueke, chuyên gia từ Diễn đàn Bao bì thực phẩm (FPF) tại Thụy Sĩ, cảnh báo rằng có đến 3.600 hóa chất từ bao bì được phát hiện trong cơ thể người, trong đó khoảng 100 hóa chất được coi là “mối quan ngại cao” đối với sức khỏe, đặc biệt là PFAS.

Tác nhân gây hại của chất PFAS

Bà Birgit Geueke – tác giả chính của nghiên cứu từ Diễn đàn Bao bì Thực phẩm (FPF), cảnh báo rằng PFAS, hay còn gọi là hóa chất vĩnh cửu, không thể phân hủy tự nhiên và có khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể người. Theo Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA), PFAS đang được chú ý vì có thể gây tích lũy sinh học và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như gây ra các bệnh lý ung thư, bệnh thận, bệnh lý tuyến giáp, tăng cholesterol trong máu, tác dụng lên hệ miễn dịch và khiến trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. Ngoài ra, BPA, một chất gây rối loạn nội tiết và đã bị cấm trong bình sữa trẻ em ở nhiều quốc gia, vẫn là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất bao bì.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hóa chất này có thể tương tác với nhau, với mỗi mẫu có thể chứa tới 30 loại PFAS khác nhau. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên giảm thời gian tiếp xúc giữa thực phẩm và bao bì, đặc biệt cần tránh việc hâm nóng thực phẩm trong bao bì nhựa.

Trước những lo ngại về hóa chất độc hại trong bao bì, xu hướng phát triển bao bì xanh trở thành ưu tiên. Ông Trần Thanh Hậu, chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn, cho biết tỷ lệ người tiêu dùng chọn bao bì thân thiện với môi trường tăng mạnh, đặc biệt khi so sánh giữa năm 2022 và 2023.

Sự quan tâm này đã thúc đẩy sự phát triển của các loại nhựa sinh học có nguồn gốc tự nhiên và khả năng phân hủy sinh học. Những loại bao bì này không chỉ giúp giảm thiểu rác thải mà còn hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhựa sinh học phân hủy dần chiếm tỷ trọng cao trong ngành bao bì và dự kiến sẽ là giải pháp tối ưu để thay thế các loại nhựa truyền thống gây ô nhiễm.

Với mong muốn mang đến những nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín, chất lượng để cho 14.000 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực đóng gói và sản xuất bao bì, triển lãm ProPak Vietnam 2025 sẽ trở lại vào ngày 18 đến 20 tháng 3 tại Hall A và B1, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.

Năm 2025, triển lãm ProPak Vietnam sở hữu diện tích lên đến 11,000m2, chào đón hơn 310+ đơn vị trưng bày đến từ 30+ quốc gia và vùng lãnh thổ. Nơi đây hứa hẹn trở thành một điểm đến không thể bỏ lỡ để trải nghiệm những công nghệ và dịch vụ tân tiến mới đến từ những đơn vị hàng đầu trên thế giới. 

Hình ảnh tại triển lãm ProPak Vietnam

Nguồn bài viết tổng hợp: Dân Trí, VietQ, Rippi

 

×

FanPage

ProPak Vietnam